http://thaibinhxanh.net
Register

Hãy đăng ký ngay hôm nay !
http://thaibinhxanh.net
Register

Hãy đăng ký ngay hôm nay !
http://thaibinhxanh.net

Diễn đàn dành cho hội đồng hương quê lúa Thái Bình
 
Go HomeLatest imagesTrang ChínhTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Sơ lược việc làm ở New Zealand và Làm thêm ở Mỹ - những điều cần biết

Go down 
Tác giảThông điệp
duhoctoancau
Thành Phố cấp 5



Bài gửi : 35
Điểm số : 92
Danh tiếng : 0
Tuổi : 34
Quận/Huyện : tphcm

Sơ lược việc làm ở New Zealand và Làm thêm ở Mỹ - những điều cần biết   Empty
Bài gửiTiêu đề: Sơ lược việc làm ở New Zealand và Làm thêm ở Mỹ - những điều cần biết    Sơ lược việc làm ở New Zealand và Làm thêm ở Mỹ - những điều cần biết   EmptyMon Aug 08, 2011 8:30 am

Sơ lược việc làm ở New Zealand

Du học sinh New Zealand có thể được phép đi làm tới 20 tiếng/tuần trong thời gian học. Vào cuối năm học, bạn cũng có thể đi làm toàn bộ thời gian trong các kì nghỉ Noel hay năm mới. Để được đi làm, bạn sẽ phải nộp đơn xin thay đổi điều kiện trong giấy phép lưu trú sinh viên.

Bạn có thể xin luôn thay đổi điều kiện trong giấy phép lưu trú sinh viên khi bạn nộp hồ sơ xin visa tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn phải chắc là bạn đủ điều kiện. Về điều kiện này, chúng tôi xin liệt kê bên dưới. Nếu không, khi sang đến New Zealand, bạn vẫn có thể xin thay đổi điều kiện trong giấy phép lưu trú sinh viên khi bạn được cấp giấy phép này.

Đi làm trong thời gian niên khóa

Bạn không cần phải có thư mời đi làm mới được xin thay đổi điều kiện trong giấy phép lưu trú sinh viên để được phép đi làm, nhưng bạn cần phải đăng kí học toàn thời gian và khóa học phải thỏa mãn một trong các điều kiện liệt kê bên dưới :

- Khóa học ít nhất phải dài hai năm và bạn học tại một cơ sở đào tạo tư hoặc một cơ sở đào tạo bậc đại học.

- Khóa học cho phép bạn có bằng cấp có điểm kĩ năng nhập cư được qui định trong chính sách định cư của New Zealand.

- Khóa học tối thiểu dài một năm và bạn đi du học dưới dạng trao đổi sinh viên ở bậc đại học.

- Bạn đi học lớp 12 hoặc 13 và bạn có thư cho phép của trường nơi bạn học và của cả cha mẹ bạn. Khóa học của bạn đăng kí ở một cơ sở đào tạo tư hay cơ sở đào tạo bậc đại học, và mục đích chính của khóa học là học tiếng Anh. Bạn cũng phải có điểm IELTS tối thiểu 5.0 ở toàn bộ các kĩ năng (IELTS academic).

Đi làm vào thời kì nghỉ giữa hai niên khóa

Bạn có thể xin thay đổi điều kiện trong giấy phép lưu trú sinh viên để được phép đi làm toàn bộ thời gian giữa hai năm học là vào dịp Noel và Năm mới. Điều kiện là khóa học của bạn phải là toàn thời gian và phải dài hơn 12 tháng. Bạn cũng không cần phải có thư mời làm việc khi xin giấy phép này.

Nếu bạn học lớp 12 và 13 (hai năm cuối của cấp ba) và bạn muốn làm việc trong thời gian giữa hai niên khoa, thì bạn phải có thư cho phép của trường bạn học (nếu bạn dưới 18 tuổi) và của cha mẹ bạn

Đi làm sau khi kết thúc khóa học tại New Zealand

Bạn có thể ở lại New Zealand làm việc sau khi bạn đã học xong. Khi đó bạn phải xin visa lao động.

Xin visa/giấy phép lao động theo chính sách tìm việc làm sau tốt nghiệp : nếu bạn chưa có thư mời làm việc, bạn có thể xin visa/giấy phép lao động theo chính sách tìm việc làm sau tốt nghiệp. Loại visa/giấy phép này sẽ có thời hạn tối đa là 12 tháng cho phép bạn đi làm một công việc ạm thời nào đó trong khi bạn tìm việc làm chính thức trong lĩnh vực mà bạn đã học tập. Để được cấp loại visa này, bạn phải :

- Kết thúc thành công ở New Zealand khóa học cho phép bạn đủ điểm theo chính sách định cư của New Zealand thuộc danh sách các kĩ năng cần nhập cư.

- Vừa mới học xong và nộp hồ sơ visa này không quá ba háng sau khi bạn kết thúc khóa học
Bạn phải chứng tỏ có ít nhất 2.100$ để chứng minh khả năng tài chính.

- Nộp hồ sơ xin visa/giấy phép lao động khi bạn đã học xong và có thư mời làm việc
Nếu bạn có một thư mời làm việc liên quan đến bằng cấp mà bạn vừa học được, bạn có thể nộp hồ sơ xin visa/giấy phép lao động theo chính sách Học để Làm việc. Loại visa/giấy phép này có thể có thời hạn dài tối đa là :

* Hai năm để tích lũy được kinh nghiệm thực tế cho bằng cấp của bạn ; hoặc

* Ba năm nếu bạn làm việc để trở thành thành viên hay để đăng kí vào một hiệp hội nghề nghiệp của New Zealand, mà theo đó cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà bạn đã có bằng cấp.

Để có được visa/giấy phép lao động theo chính sách Học để Làm việc, bạn phải :

Kết thúc thành công một khóa học ít nhất dài ba năm ở New Zealand hoặc một khóa học cho phép đạt điểm theo chính sách định cư loại Kĩ năng

Có bằng chứng thư mời làm việc liên quan đến khóa học của bạn hay bằng cấp mà bạn đã đạt được

Vừa mới học xong hay vừa mới hoàn thành và giành được bằng cấp ; bạn nộp hồ sơ xin visa loại này không chậm hơn ba tháng sau ngày visa sinh viên của bạn hết hạn hoặc phải nộp trong khi bạn đang có visa/giấy phép tìm việc làm cho người vừa hoàn thành khóa học.

Nếu bạn đi làm để giành được thẻ thành viên hay để đăng kí được vào một hiệp hội ngành nghề của New Zealand (ví dụ như Viện kế toán của New Zealand hay Hiệp hội kiế trúc sư có đăng ký của New Zealand) và như vậy sẽ xin visa/giấy phép có thời hạn là ba năm, thì bạn phải :

- Có bằng chứng là việc trở thành thành viên hay gia nhập hiệp hội đó là yêu cầu cần thiết để bạn có đầy đủ điều kiền hành nghề của mình.

- Có bằng chứng là việc đi làm đó được công nhận là liên quan trực tiếp tới kinh nghiệm thực tế của ngành nghề. Bằng chứng này có thể do hiệp hội ngành nghề hoặc chủ sử dụng lao động cấp, nói rõ việc đi làm của bạn đáp ứng như thế nào các yêu cầu do hiệp hội ngành nghề qui định.

- Có bằng cấp của New Zealand đáp ứng mọi yêu cầu về đăng kí thành viên của hiệp hội nghề nghiệp.

Làm thêm ở Mỹ - những điều cần biết

Nếu bạn muốn du học Mỹ thì nên biết các công việc làm thêm ở Mỹ.

Có tất tần tật các nghề. Từ bồi bàn, rửa chén dĩa, giữ em bé, ghisê trong các cửa hàng, cho đến trả lời điện thoại, chuyển tiền ngân hàng, hay tiếp thị qua điện thoại (telemarketing). Và sang nhất là trợ giảng cho giáo viên, dành riêng cho dân đại học.

Dân teen Mỹ thường đi làm thêm từ năm 16-17 tuổi. Nhưng sinh viên Quốc tế sang du học thì thường lên Đại học mới bắt đầu làm thêm và có phần rắc rối hơn.

Bạn sẽ được cấp visa F1 hoặc J1. Visa F1 chỉ cho phép bạn làm 20 giờ/tuần, lại chỉ được làm thêm trong các trường đại học. Muốn làm thêm ở ngoài thì bạn phải đợi một năm, tính từ khi cấp visa, sau đó xin giấy phép làm việc từ sở Luật hoặc SSN từ Sở An ninh xã hội. Còn J1 thì miễn bàn! J1 là visa dành cho học sinh qua Mỹ chỉ trong duy nhất một năm, sau đó thì trở về nước, nên J1 không thể xin việc làm ở đây.

Nhưng luôn được hỗ trợ

Các trường Đại học thường có những chương trình học cho học sinh học nửa học kỳ, nửa học kỳ còn lại sẽ làm thêm trong những chương trình của nhà trường. Như vậy, học sinh vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm kiến thức. Nếu bạn giỏi và đủ tự tin, có thể nói chuyện trực tiếp với giáo viên để xin làm trợ giảng.

Bạn có thể sắp xếp giờ giấc để vừa kiếm xiền, vừa học hành tử tế. Mức lương thì tuỳ. Thấp nhất là 5,5-8 $/giờ. Ví dụ như nghề bồi bàn, thường thì khoảng 6 $/giờ, làm một tháng có thể kiếm được 1.000 $. Làm từ 1-2 năm trở lên hoặc có nhiều sáng kiến thì sẽ được tăng lương!

Nhưng bạn phải nổ lực và nổ lực

Trở ngại lớn nhất là giao tiếp tiếng Anh. Nếu bạn nghe và nói trôi chảy thì quá tốt. Còn nếu vẫn còn lõm bõm thì hoặc là sống nhờ trợ cấp của gia đình, hoặc là phải hết sức nỗ lực.

Ở đây, việc ai nấy làm, toàn bộ đều phải tự thân vận động, đừng nghĩ mình lạ nước lạ cái thì có người giúp đỡ. Thêm nữa, tính tiểu thư công tử, xài giờ dây thun thì càng phải bỏ sớm ở nhà vì qua đây trễ giờ thì cầm chắc mất việc.

Vấn đề di chuyển cũng rắc rối. Không có xe ôm cho bạn ngoắc, tắc xi là thứ xa xỉ, xe buýt nhiều khi không có chuyến. Nên nếu muốn đi làm thêm, phải lường trước khả năng đi bộ của mình, vì đó là phương tiện duy nhất có thể dùng mọi lúc mọi nơi.

Bạn cũng phải biết cân bằng thời khóa biểu, đừng mải mê đi làm, vào lớp thì… ngủ gục. Bạn phải luôn nhớ mục đích chính của mình ở bên ấy là HỌC, không được lấy dài nuôi ngắn nhé!

& bạn sẽ được...

Thứ đầu tiên là... tiền (đương nhiên!). Sau đó là cách kiếm tiền và cách xài tiền. Bạn sẽ nằm lòng câu: Tiền kiếm ở đâu cũng khó hết! Tính tự lập của bạn sẽ được rèn luyện và cả cách sắp xếp thời gian nữa.

Thứ cuối cùng là kinh nghiệm, một điều quý giá mà nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi. Sinh viên mới ra trường thì làm gì còn kinh nghiệm nào khác ngoài kinh nghiệm làm thêm. Cho nên nếu mà cứ đợi đến lúc tốt nghiệp đi làm, thì bạn sẽ bị bạn bè bỏ xa hàng cây số.

* Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
Công ty Giáo dục Toàn Cầu - GLOBAL EST

Tại TP.HCM: 48 Vũ Huy Tấn, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: (08) 5404 7468 Fax: (08) 5404 7469

Tại Hà Nội: Tầng 8, Số 36 Hoàng Cầu, Q.Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 2242 9188 Fax (04) 3514 9681

Tại New Zealand: Tầng 8, Số 220 Queen Street, Auckland
Tel: (0064) 212 666 793

Các bạn ở các tỉnh có thể liên hệ tư vấn qua hệ thống tư vấn trực tuyến trên trang web của Công ty:
Website: www.toancauco.edu.vn hoặc Email: info@toancauco.edu.vn

Thông tin du học New Zealand: http://www.toancauco.edu.vn/du-hoc-toan-cau/du-hoc-new-zealand/
Thông tin du học Mỹ: http://www.toancauco.edu.vn/du-hoc-toan-cau/du-hoc-my/


Về Đầu Trang Go down
 
Sơ lược việc làm ở New Zealand và Làm thêm ở Mỹ - những điều cần biết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Làm thêm ở Mỹ - những điều cần biết
» Cấy mỡ nâng ngực và những điều cần biết
» Thương hiệu Máy lạnh Toshiba và những điều đặc biệt
» Tuần trăng mật lãng mạn tại Sapa – Những điều bạn chưa biết
» Cac ban oi, hinh anh cua minh ne !!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
http://thaibinhxanh.net :: Đăng Tin - Mua Bán - Rao Vặt :: Tuyển việc làm-
Chuyển đến