http://thaibinhxanh.net
Register

Hãy đăng ký ngay hôm nay !
http://thaibinhxanh.net
Register

Hãy đăng ký ngay hôm nay !
http://thaibinhxanh.net

Diễn đàn dành cho hội đồng hương quê lúa Thái Bình
 
Go HomeLatest imagesTrang ChínhTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá"

Go down 
Tác giảThông điệp
Nhà Báo
Thành Phố cấp 4



Bài gửi : 32
Điểm số : 73
Danh tiếng : 0
Tuổi : 38
Quận/Huyện : TP Thái Bình

Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá" Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá"   Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá" EmptyMon Dec 10, 2012 5:47 pm

Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá" 1_19
Khoảng hai năm trở lại đây, thông tin về một cây cảnh đẹp kỳ lạ ở Thanh Hóa bị hóa thạch từ hàng triệu năm trước, biến thành một cây đá đủ cả cội rễ, gốc cành, hoa trái… khiến dư luận xôn xao.
Thoạt nhìn, nếu còn tin chuyện cổ tích, thì cây này vừa bị một bà tiên hay thầy phù thủy nào đó chạm đũa thần vào, đột nhiên hóa đá. Nhiều người dân địa phương hiếu kì đến xem, rồi cả nước đều biết đến nhờ phương tiện thông tin đại chúng.

Theo lời ông Hoàng Văn Ngọc, chủ nhân của cây cảnh này, nó từng được trả giá hàng triệu đô la Mỹ, vì vậy chúng tôi tạm gọi tắt nó là cây hóa đá Triệu Đô.
Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá" 4_5
Chuyện ly kỳ xung quanh cây hóa đá Triệu Đô

Cuối năm 2011, trên đường trở về nhân chuyến đi công tác tại các huyện miền tây Thanh Hóa, chúng tôi ghé thăm thôn Tráng (xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, Thanh Hóa), để được tận mắt thấy tay sờ vào cây cảnh Triệu Đô đang xôn xao dư luận.

Chủ nhân của Triệu Đô, một người đàn ông nhỏ nhắn tên là Hoàng Văn Ngọc (sinh năm 1954), ăn mặc khá giản dị, dè dặt đón tiếp chúng tôi trong căn nhà thấp, nhỏ hẹp, bên một bộ bàn ghế cũ kỹ và chiếc tủ chè lâu năm. Còn Triệu Đô thì “đứng” vững chãi trên một bệ sành đặt ngay cạnh bàn nước.

Cây hóa đá Triệu Đô đang được trưng bày tại nhà ông Ngọc
Xem xét giấy tờ tùy thân của khách một cách cẩn thận, ông Ngọc “alô” cho cô con gái lớn đang ở thị trấn mau chóng trở về giúp ông tiếp khách. Ông Ngọc vốn là người dưới xuôi, hơn hai mươi năm bỏ quê lên vùng cao làm công nhân ngành lâm nghiệp, lấy vợ sinh con đẻ cái ở xứ này. Điều đó khiến ông bỗng thấy gắn bó mật thiết với cây rừng, hoa lá và đá núi.
Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá" 6_3
Từ năm 1995, ông bắt đầu có thú chơi nhàn nhã là cóp nhặt sưu tầm những loại kỳ hoa dị thạch ở miền Tây xứ Thanh về xếp lổng chổng tại khu vườn nhà. Rồi thì chơi cây cảnh, ghép non bộ. Lại từng làm thầy cúng xách đồ nghề đi khắp vùng, nên ông được nghe khá nhiều câu chuyện huyền bí của người Mường, Thái… địa phương

Một hôm, vào năm 1998 hay 2000 gì đó mà ông Ngọc không nhớ rõ, bỗng có một người đàn ông dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa tới rủ ông đi xem pho tượng kỳ lạ tại vùng này. Cứ theo như lời người khách sơn tràng nọ kể, thì pho tượng này bằng đá, to cỡ cái phích, nằm trong hang đá chìm dưới nước, ban ngày thì tượng chìm xuống sông không dấu vết, nhưng ban đêm thì lại nổi lên bờ. Ông Ngọc cao hứng đi xem.

Một phần của Triệu Đô đang được gửi ở Hà Nội để nghiên cứu
Chầu chực nhiều ngày trước vị trí cửa hang mà không thấy tượng, ông Ngọc quyết định tự lần mò vào hang xem thực hư. Không thấy tượng đá, nhưng ông Ngọc tìm thấy cây đá kỳ lạ nói trên.

Cô con gái lớn của ông Ngọc là Hoàng Thị Nhung (SN 1985) cũng góp chuyện: “Hồi đó em đang học lớp 10 hay 11 gì đó, cùng bố và hai em trai đem đồ nghề đi theo người khách nọ đến hang núi. Đường đất thời đó chưa rải nhựa nên đi lại gian khổ lắm. Mọi người cùng đi bằng xe máy “sừng nghé” (xe Honda Cub 50 cũ), đèo theo lỉnh kỉnh cưa đá, đục đá, chạm, đe, búa…”.

Đến nơi thì cùng qua sông bằng bè mảng ghép từ những cây luồng. Cửa hang hẹp, lại mấp mé mép nước nên ai cũng ướt như chuột lột, may là mùa khô nên nó mới lộ ra, chứ mùa mưa thì nó ngập chìm trong nước. Hang không rộng lắm nhưng cũng đủ chỗ xoay xở, bên trong lại có ánh sáng vì có lỗ hổng lớn trên trần hang.



Lá cây Triệu Đô
Cứ buổi sáng thì cả nhóm lên xe, trưa ăn cơm nắm, rồi chiều tối lại về nhà. Mọi người hì hục cưa đục cả tuần trời mới xong, vì khối đá rất cứng và đồ sộ. Chẳng có ai để ý đến họ vì vùng này trước kia vốn hoang vu, ít người sinh sống. Hơn nữa, quanh các khu hang động này cũng có nhiều chuyện bí ẩn, nên người dân ít qua lại.

Vẫn theo lời cô gái trẻ có mấy năm đi học bên Trung Quốc này thì: “Khi cưa đục xong thì cái cây bị đổ, vỡ thành mấy mảnh. Mảnh tương đối nguyên vẹn là một mảng cành bám bên trái, thấy rõ như một cái cây thật với đầy đủ cành, lá, quả.

Còn mảng đá lớn hơn thì không đẹp bằng, nhưng ghép lại cũng là một chiếc cây tương đối hoàn thiện. Nếu không bị đổ vỡ, còn là khóm cây nguyên sơ như trong hang núi thì nó đẹp tuyệt vời, không bút nào tả được. Bố em cầu khấn thần rừng thần núi rồi xin đưa cây về nhà”.

Ông Hoàng Văn Ngọc, chủ nhân của Triệu Đô
Chằng buộc tất cả vào những cành, rễ, lá vỡ… vào những chiếc bao tải lớn, ông Ngọc đem cây đá về nhà. Lựa nguyên nhánh cây đẹp cho vào một chậu đá, rồi úp lên một chiếc lồng kính để trong nhà. Những nhánh gẫy vỡ còn lại thì ông kỳ cạch ghép thành một khóm cây to như hòn non bộ, rồi đặt các chiếc lá vỡ bên dưới để trang trí. Riêng khối rễ cây lòng thòng như các cây gậy đá thì ông dựng trong góc nhà dưới.

Theo lời ông Hoàng Văn Ngọc, cây đá cảnh khiến nhiều người dân hiếu kỳ trong vùng kéo đến xem nhộn nhịp. Ai cũng tấm tắc khen đẹp và kỳ lạ. Ban đầu ông Ngọc hào hứng lắm, suốt ngày tiếp khách khoe cây. Nhưng rồi khách đến đông quá, sợ có vị nào tắt mắt, ông Ngọc đành đem giấu đi cái nhánh cây đẹp nhất và nhỏ gọn đi nơi khác, chỉ cho khách xem “hòn non bộ” của mình.

Trong số đó có những vị khách tiền bạc rủng rỉnh, sẵn sàng dốc túi để ôm cây mang đi. Rồi thì khi quanh vùng đều xôn xao chuyện “ông Ngọc có cây hóa thạch tiền tỉ”, thì ông ít dám vắng nhà, đi đâu cũng vội vội vàng vàng trở về trông cây. Lâu dần, mệt mỏi, ông cho cây đi “sơ tán”, nói dối là đã trao tay cho ai đó.

Ông Ngọc và phần rễ của Triệu Đô bị đứt gãy khi đem cây đá từ trong hang về
Những người dân xóm núi chất phác này cũng nhanh chóng quên đi chuyện khóm cây đá, bởi họ nghĩ, cây đá có lạ thì cũng chẳng đắt đỏ thế, vả lại chưa thấy ai mài cây đá ra mà ăn được, ai cũng phải bận bịu đầu tắt mặt tối với cuộc mưu sinh.

Nhưng theo ông Ngọc, đám thương lái thì không. Thời điểm đó, thương lái đòi mua cây đá của ông Ngọc nhiều nhất là người đến từ Lạng Sơn. Họ kiên nhẫn đi về thôn Tráng dập dìu, vác cả bao tải tiền, mềm mỏng năn nỉ, thuyết phục, chỉ chờ cái gật đầu của ông Ngọc.

Vị khách nào cũng vậy, cứ xem cây xong là sôi lên sùng sục, đòi ông quyết ngay. Người trả thấp thì cũng 3 triệu đô la Mỹ, sẽ chuyển trước vào tài khoản cho ông Ngọc yên tâm rồi mới vác cây đi sau. Cũng có người sẵn sàng đặt cọc khoản tiền rất lớn, cả đời người dân xóm núi như ông không mơ tới, chỉ mong khi nào ông hồi tâm chuyển ý thì gọi cho họ, rồi thì giá nào họ cũng lấy.

Ông Ngọc thú thực: “Khách Lạng Sơn qua lại nhiều lần lắm, nhưng tôi không bán. Tôi sợ cái kiểu giao dịch ấy, nó có vẻ giang hồ thế nào ấy, nên từ chối hết, giấu cây đi và bảo là đã bán rồi. Vả lại, nếu bán cho họ, khóm cây kiểu gì chẳng được tuồn sang nước ngoài.

Chả biết tôi được bao nhiêu tiền, con cái được sung sướng đến đâu, nhưng chắc ở nước ta không còn cái cây độc đáo này nữa. Đó không phải là mong muốn của tôi. Kiên quyết giữ là vậy, nhưng lúc đó tôi cũng sợ. Sợ nhất là an toàn tính mạng của mình và gia đình, vì khi người ta đã thèm muốn quá mức mà không được, dễ bất chấp thủ đoạn để chiếm giữ”.

Hành trình giải mã cây hóa đá triệu USD xôn xao dư luận

Tôi thận trọng đưa tay sờ thử vào cây hóa thạch triệu đô, cảm giác từ cây đá toát ra hơi lành lạnh. Cả khối đá sần sùi, có màu trắng đục mờ, đôi chỗ óng ánh như nhũ đá, nhưng rõ mồn một hình dáng một cái cây.

Có vẻ như một cây hoa sim, hoa mua, hay cây đa, cây sanh gì đó. Hoặc như nhận định thận trọng của một vị PGS. TS đã cất công từ Hà Nội về làng Tráng (xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, Thanh Hóa), tận mắt chứng kiến khóm đá này, đây là một cây “loài dâu, họ đa”.

Ở khóm cây này, có nơi màu sắc hơi xỉn thẫm nhưng không phải gạch nung non lửa, nhưng bằng trực quan, có thể khẳng định, tất cả lá, vân thớ, tán, cành, quả, gốc rễ… đều có màu sắc và sự cứng rắn như đá.

Tất cả những điều mắt thấy, tai nghe, tay sờ đều khiến cho những người hiếu sự chúng tôi ngỡ ngàng. Còn đang tận hưởng phút giây chiêm ngưỡng kiệt tác của thiên nhiên, bỗng sống lưng của tôi chợt lạnh toát khi cầm chiếc lá đá bị vỡ để chụp ảnh.

Cây hóa đá được đặt trên lục bình gỗ quý ở Cành Nàng.
Những chiếc lá dày dặn hơn nhiều lần so với kích thước thực của nó, nhưng còn nguyên rãnh lốt như vừa rút xương lá đi. Từ khe giữa chiếc lá đá rơi ra một mẩu lá khô như mảnh giấy vụn. Khe ấy cũng bằng nhẵn rõ nét tương tự những miếng bùn khô quen gặp ở bờ ruộng khi rút chiếc lá lúa bám vào.

Tại sao trên mảnh vỡ của một chiếc lá to và dày như nửa bàn tay, lại còn bóc được cả mủn của chiếc lá thực từ “ngàn vạn năm trước”? Trong đầu tôi chợt lóe lên một suy nghĩ.

Bởi dẫu run sợ trước tạo hóa, thiên nhiên kỳ diệu, nhưng con người trần tục như tôi không thể tin rằng, sau một vài triệu năm gì đó, một phần chiếc lá hóa thạch vẫn là xenlulô, thật thà đến độ có thể châm lửa lên đốt cháy được.

Giữa kẽ chiếc lá đá vẫn còn nguyên mẩu lá khô
Từng tận mắt thấy tay sờ nhiều thân cây to lớn người ôm không nổi, dài hàng chục mét bị hóa thạch khi đi điền dã trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, tôi thấy hóa thạch cứng nhắc, trơ trơ chứ không đẹp và sinh động như thế này. Triệu Đô còn nguyên vẹn dáng cây, lá còn bám chặt vào cành, từng chiếc cành vươn ra như còn sức sống.

Gõ, búng vào thân hay lá cây, nghe phát ra tiếng kêu lanh tanh, lộp bộp, có cảm giác rất dày cứng nhưng bên trong có độ xốp rỗng, không phải như đá phiến. Chẳng cần tháp tùng những nhà khoa học chuyên ngành đầy kinh nghiệm đến xem Triệu Đô, sự nghi ngờ cũng đã nhen nhóm hình thành và dần mạnh lên như một sự ám ảnh.

Hóa thạch cây cổ thụ hàng triệu năm tại Sa Pa (Lào Cai)
Vì vậy, cả năm qua tôi âm thầm đi tìm lời giải về những bí ẩn đang bủa vây Triệu Đô. Không thường xuyên, liên tục, nhưng hễ có cơ hội là tôi ra sức tìm hiểu.

Việc đầu tiên của tôi là vứt bài báo đã viết xong vào một góc, bởi chưa tìm được bản chất vấn đề thì chưa thể công bố. Việc thứ hai là bốc máy điện thoại “a lô” và tìm gặp một số người trong giới chơi cổ vật, rất am tường chuyện đồ cổ, giả cổ, đồ giả ở xứ Thanh.

Một tay chơi từng lăn lộn với cổ vật xứ Thanh lâu năm cứ liên tục há hốc mồm khi nghe về cây hóa đá. Gã khẳng định chưa từng gặp thứ gì kỳ lạ như thế, dẫu đã từng đào nát các miền đất cổ xứ Thanh, lang bạt kỳ hồ khắp trong Nam ngoài Bắc.

Nhiều cây hóa thạch rất đẹp “Trước đây, nghề của tôi là phục chế những cổ vật bị hỏng hoặc không còn nguyên vẹn, làm cho nó y như thật rồi lén lút buôn bán kiếm lời. Tôi từng phục chế cả chục chiếc trống đồng, chôn xuống đất, rồi lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng nhộm nhoạm mà lừa gạt đám dân chơi thiếu kiến thức. Các đồ sành sứ cũng vậy, làm tuốt.

Giới ma mãnh trong nghề kim loại, sành sứ tôi quen cũng không ít, nhưng quả thật chưa từng nghe nói đến tên ai hay nhóm nào hành nghề làm giả cây cảnh cổ đại.

Có lý nào chúng có công nghệ mới, tiên tiến được du nhập từ nước ngoài mà tôi chưa biết? Hay là chúng sử dụng hóa chất như cách bộ đội ta nhanh chóng làm cứng nền đường đất để cho xe đi trong chiến tranh chống Mỹ? Tôi sẽ tìm hiểu và sớm có thông tin trở lại cho chú”- gã giang hồ gác kiếm vê vê mãi những cọng râu trên chiếc cằm lưỡi cày nói với tôi như vậy.

Có vẻ như gã buồn rầu vì không giúp được tôi thì ít, mà sự tự ái trong “máu nghề nghiệp” của gã đang hừng hực sôi lên thì nhiều.



"Cây hóa đá" rao bán trên mạng
Bẵng đi một thời gian, thỉnh thoảng trên mạng lại thấy có những thông tin về nơi này nơi nọ ở nước ta xuất hiện những báu vật kỳ lạ, là những cây hóa thạch. Những báu vật đó hình thù và bản chất cũng chẳng khác gì Triệu Đô, nhưng xem ra thì không có vóc dáng và đường nét gây choáng ngợp bằng. Nhưng điều đó cũng đủ để khẳng định: Triệu Đô không phải là một, là riêng, là độc nhất vô nhị như người ta vẫn tưởng.

Lại một chuyến công tác khác hồi đầu năm, tình cờ quen thêm một số người bạn mới tại thị trấn Cành Nàng (Bá Thước). Tại quán ăn nhỏ, trong lúc rượu tây tây, tôi có loáng thoáng nghe ai đó nhắc đến cây cảnh hóa đá Triệu Đô. Thì ra là anh bạn tên Nguyễn Văn H. (SN 1970), đầu trọc, đang cười nói phớ lớ. Thấy tôi quan tâm, anh ta chẳng ngần ngại nói oang oang về các cây hóa đá.

Lẫn trong hóa thạch, có hạt cây khô
H. cười ha hả: “Cứ uống rượu đi, rồi tôi dẫn đến xem cây cảnh hóa đá. Thiếu gì cây như thế ở đất này. Muốn bao nhiêu thì có bấy nhiêu, hàng trăm cây cũng có. Có gì mà độc nhất với chả vô nhị. Tôi đã bán hàng chục cây cho khách khắp trong Nam ngoài Bắc, khối cây còn đẹp hơn. Chú có thích anh tặng chú vài cây”.

Rồi như để cho đôi mắt đang tròn dẹt và cái mồm há hốc của tôi đỡ chiếu thẳng vào mình, H. mở điện thoại cho tôi xem ảnh hàng lố cây hóa đá của mình. Những cây đá khá đẹp, sống động như cây cảnh với cành lá xum xuê, không khác Triệu Đô là mấy.

Nhưng rồi bữa rượu đó đang hồi cao hứng, cuối cùng ai cũng quá chén, sáng hôm sau lại phải về Hà Nội gấp, nên tôi chưa một lần đến xem “đống đá” của H. Chốt mấu quan trọng trong cuộc đi tìm bí ẩn của tôi tình cờ lại nảy sinh ngay quê hương ông Hoàng Văn Ngọc, chủ nhân của Triệu Đô.

Và tôi đã tìm ra chìa khóa để mở ra bí mật.

Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá"

Lật giở lại tài liệu ghi chép và ghi âm lần gặp gỡ chủ nhân của cây hóa đá mang tên Triệu Đô, bỗng nhận thấy: Thời gian cũng chưa lâu, nhưng cả hai bố con ông Hoàng Văn Ngọc đều không nhớ nổi vị trí hang đá mình đã phát hiện, đi về và hì hục cưa cây đá suốt một tuần lễ.

Ngay cả với nhà báo đầu tiên đưa thông tin và những nhà khoa học từng được hỏi ý kiến cũng chưa được họ rỉ tai về nơi này.

Vì muốn giấu nơi phát hiện cây hay có gì bí mật xung quanh câu chuyện này?

Không còn hào hứng như lần ngồi bên mâm rượu, H. bỗng tỏ ra khá lúng túng khi tôi đề nghị được xem các cây cảnh hóa đá của anh. “Sự thực là tôi vừa bán đi rồi. Không còn cây nào ở nhà cả”- H. gãi đầu.

Cây nấm to bị chất vôi hòa tan bao phủ Nghe lý do có vẻ “quen quen”, tôi bật cười. Dường như đọc được ý nghĩ của tôi, H. nổi xung: “Đi ngay, đi ngay. Tôi không còn nhưng anh em bè bạn tôi còn cả đống. Đừng có cười nhạt như vậy, tôi không nói dối bao giờ”.

Kể cả khi cô con gái út của anh bật máy tính, đưa ra hình ảnh cây đá đặt trên kệ tủ nhà mình cho khách xem rồi mà anh vẫn chưa nguôi. Chúng tôi bèn lên xe, tìm đến những nhà người quen của H.

Một ông chủ cửa hiệu đồ gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) vui vẻ tiếp chúng tôi trên bộ ghế ngọc nghiến có vân hoa đẹp mê hồn. Trong nhà ông chủ này đầy những lo hoa, lục bình lớn, con giống, tượng chế tác từ gỗ quý. Nhưng ở đôi lục bình quý được đặt nơi trang trọng, ông “thượng” hai cây cảnh hóa đá lên trên.

Những chiếc lá còn xanh, nhưng trông như đã hóa đá Một người anh em khác của H. nhà ở cách cây cầu La Hán vượt sông Mã không xa có một cây hóa đá đẹp hơn nhiều. Cây cao gần 1 mét, cành lá xum xuê, sinh động. Anh này đang băn khoăn nên bán cây đi hay để lại nhà ngắm nghía cho vui.

Liên tiếp được thấy và được mời mua lại những cây cảnh hóa đá với giá khá mềm, khiến tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng ở Bá Thước có khá nhiều cây đá tương tự cây Triệu Đô. Nhưng một câu hỏi mới lại đặt ra: Từ đâu mà nơi đây có nhiều “báu vật triệu năm” đến thế? Dường như anh H. cũng đọc được trong tôi suy nghĩ đó.

Vẫn giữ dáng vẻ lạnh nhạt như vậy, H. hăm hở phóng xe nhanh trên con đường rải nhựa dẫn vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Chừng dăm bảy cây số, H. vẫn vèo vèo phóng phía trước, không ngoái đầu hay dừng xe đợi bạn lần nào. Chỉ khi đến Phố Đoàn, rồi tiếp tục rẽ phải leo vào một con đường đất đỏ trơn trượt thuộc xã Cổ Lũng (Bá Thước), anh ta mới ngoái đầu lại.

Lá cây rơi xuống suối Hiêu sớm muộn đều bị đá vôi bao phủ, dày mỏng là theo thời gian “Đường dân sinh nên đi khó đấy. Cứ bám theo tôi, ta đi vào bản Hiêu”- H. chỉ nói ngắn gọn rồi tiếp tục rồ ga. Lối đi gập ghềnh, nhỏ hẹp khiến tôi không còn tâm trí đâu mà ngắm những ngôi nhà sàn bình yên, những cầu treo gỗ, hay nương lúa tốt tươi trên đường.

Kết thúc cung đường đất, chúng tôi rẽ trái và vượt dốc, ngược theo một dòng suối trong vắt nhìn thấy đáy, nước chảy ầm ầm. Một ngôi làng hiện ra với nét hoang sơ, thanh bình như cõi mộng. Bản nằm cheo leo trên sườn đồi đá như cành cây nhô ra giữa ùm tùm cây cối, từ lâu được gọi là bản Hiêu.

Nghe tiếng H. gọi, một thanh niên người Thái thò đầu ra từ ngôi nhà sàn dựng bằng gỗ tạp. Vừa rúc xe máy vào gầm sàn, H. vừa trao đổi gì đó với người thanh niên. Anh ta vui vẻ tót xuống cầu thang gỗ, chạy về phía tôi, tự giới thiệu mình tên là Hà Văn Lý, sinh sống tại bản Hiêu này đã lâu.

Chỉ cần bóp nhẹ, khối đá ướt sẽ vỡ vụn như bùn “Anh muốn xem thác bản Hiêu thì nó nằm ngay cạnh đây thôi” - Lý vui vẻ nói, rồi đi trước về phía con suối. Ẩn sau lùm cây, một thác nhỏ với dòng nước trong xanh đang đẩy những dòng nước bạc xuống tầng dưới, đẹp tuyệt vời.

Nguyễn Văn H. tiến về phía tôi, trịnh trọng nói: “Đến giờ này thì tôi chẳng cần giấu gì bí quyết tạo nên những cây hóa đá triệu đô nữa. Chẳng có ai tạo nên nó được hết, mà chỉ có dòng suối Hiêu này”. Hà Văn Lý cũng gật đầu đồng ý, rồi nhanh nhẹn bước xuống suối, xục tìm, rồi vớt lên mấy chiếc lá cây.

Không thể nghi ngờ gì nữa, những chiếc lá Lý trao vào tay tôi đều như đang hóa đá, nổi rõ những đường gân, bằng mắt thường cũng khẳng định được nó chẳng khác gì chiếc lá của Triệu Đô. Chỉ khác chăng là lá chúng đều còn khá tươi, có thể ngắt đôi để thấy màu xanh trong đó.

Những lối nước chảy đều tạo nên những hình thù đá vôi tuyệt đẹp
Một số lá keo hay chàm gì đó, có vẻ ngâm dưới nước đã lâu, nên lớp “đá” màu hơi sậm phủ bên ngoài dày cộp. Bẻ nhẹ, lớp bọc bên ngoài vỡ ra, lộ nguyên hình chiếc lá ngâm nước lâu ngày đen đúa. Những “hóa thạch ngàn năm” tan vụn theo từng cái siết tay, tố cáo thời gian phong hóa chẳng bao lâu.

Tôi dẫm chân xuống dòng suối nước xanh ngắt, nền suối cứng như đá thỉnh thoảng lại vụn vỡ lạo xạo, nhưng tuyệt nhiên không một chút bùn đất, rong rêu nào. Nước lạnh ngắt. Chỉ ít phút đôi chân như rám ráp, giống như các lỗ chân lông đang bị đông lại.

Hà Văn Lý hăm hở xuống suối Hiêu nhặt “hóa thạch”
Bên dòng nước chảy từ trên cao xuống đều có các mảng cứng màu vàng bám rất chắc. Càng nhìn càng mê mẩn, thác suối Hiêu như đang tạo nên những cung điện vàng của cõi thần tiên. Bên đôi bờ suối, lá cỏ, những cành dừa nước hay lá cây dại cũng bị bám vàng. Có vẻ như suối Hiêu muốn hóa đá tất cả những gì chạm vào nó.

Tôi vớt được dưới nước một khúc nấm to, thoạt trông như là đã hóa đá. Đưa tay bẻ nhẹ, vẫn là cây nấm ngậm nước bình thường mà thôi.

Tiếng nói của anh thanh niên Hà Văn Lý đưa tôi về thực tại: “Từ lâu đời rồi, con suối này vẫn thế. Nó chảy ra từ hang đá phía trên lưng chừng núi, cách đây mấy chục bước chân. Mùa khô nó trong xanh, mùa mưa lũ thì nước nó đục ngầu như nước gạo. Lúc đó, không chỉ cây cỏ trong lòng suối đều hóa đá, mà đến chiếc dép anh đánh rơi xuống cũng hóa đá luôn”.
Về Đầu Trang Go down
 
Kỳ lạ con suối khiến mọi vật rơi xuống biến thành "đá"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
http://thaibinhxanh.net :: Diễn Đàn Quê Lúa Thái Bình :: Cập nhật thông tin :: Tin tức - chuyện lạ - thế giới-
Chuyển đến